Phân biệt giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện của tôn giáo | CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI | TayNinhTV

Phân biệt giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện của tôn giáo | CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI | TayNinhTV

01/07/2022
Lượt xem: 1088

Phân biệt giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện của tôn giáo | CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI | TayNinhTV
----------------
Trước tiên, xét về mục đích làm việc, hoạt động từ thiện trong tôn giáo xuất phát từ tình yêu đồng loại giữa con người và con người, hoặc có người làm từ thiện trên cơ sở của lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc.
Còn công tác xã hội là sự giúp đỡ mang động cơ nghề nghiệp, là trách nhiệm của ngành công tác xã hội. Trong hoạt động của mình nhân viên xã hội coi lợi ích của đối tượng là ưu tiên hàng đầu, việc trợ giúp cá nhân hay gia đình trong lúc khốn khó là trách nhiệm, nghĩa vụ được xã hội giao phó. Nói một cách ngắn gọn công tác xã hội trợ giúp con người nhằm tạo ra những thay đổi tích cực của đối tượng trên cơ sở trách nhiệm được ghi nhận trong qui định đạo đức nghề nghiệp. Về phương pháp làm việc, trong hoạt động từ thiện, phương pháp giúp đỡ dựa trên nền tảng “Cho” và “Nhận”, nên người được giúp đỡ thường tỏ ra thụ động đón nhận sự trợ giúp đó. Trong hoạt động này người làm hoạt động từ thiện không cần được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp công tác xã hội. Trong khi đó, phương pháp giúp đỡ của công tác xã hội yêu cầu có tính khoa học, tuân thủ nguyên tắc “tự giúp”; nhân viên xã hội không làm thay đối tượng. Hiểu nôm na là cho cần câu, rồi chỉ cách câu cá, chứ không cho con cá.
Các mối quan hệ giúp đỡ cũng thể hiện điểm khác giữa 2 hoạt động này. Đối với hoạt động từ thiện mối quan hệ giữa người làm từ thiện và đối tượng được trợ giúp là mối quan hệ Cho và Nhận. Do vậy, đôi khi nó khiến cho đối tượng được trợ giúp thường cảm nhận mối quan hệ đó có tính trên – dưới hoặc mối quan hệ ban ơn và nhận phước. Trong khi đó, công tác xã hội mối quan hệ trợ giúp là mối quan hệ nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tượng hình thành trên cơ sở các giá trị đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp. Một bên là trách nhiệm của người cung cấp trợ giúp, một bên là đối tượng có vấn đề và cần được trợ giúp.
Mối quan hệ này cần đảm bảo sự tin tưởng đôi bên và tôn trọng lẫn nhau. Một sự khác biệt rõ nét nhất đó là yêu cầu về chuyên môn của người trợ giúp trong hoạt động công tác xã hội và từ thiện. Trong hoạt động từ thiện người trợ giúp không nhất thiết phải được đào tạo về công tác xã hội. Họ có thể được đào tạo về bất cứ lĩnh vực chuyên môn nào, điều cốt lõi là họ phải có tấm lòng, sự nhiệt huyết, tính nhân văn và có điều kiện nhất định về vật chất, tinh thần để có thể trợ giúp những người đang có khó khăn. Để hành nghề công tác xã hội, người nhân viên xã hội phải được đào tạo, trang bị những kiến thức tổng hợp về con người và môi trường, về tâm sinh lý, hành vi con người… và có kỹ năng làm việc với từng nhóm đối tượng đặc thù như cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng.
Những phương pháp công tác xã hội cá nhân, phương pháp công tác xã hội nhóm, phương pháp phát triển cộng đồng là công cụ cốt lõi của quá trình thực hiện hoạt động công tác xã hội. Các nhân viên xã hội cần rèn luyện thường xuyên kỹ năng, phương pháp nghề nghiệp đó. Nhân viên xã hội còn cần có kiến thức quản lý trong các cơ sở xã hội, có khả năng nghiên cứu và tham gia vào hoạch định chính sách…
#congtacxahoi#truyenhinhtayninh#tayninh#ttv11